Cơ thể cần bổ sung chất sắt thường xuyên. Nếu thiếu chất sắt,ạithựcvậtgiàuchấtsắomg 3q các tế bào hồng cầu trong máu sẽ nhỏ hơn, khiến không thể vận chuyển ô xy hiệu quả đến phổi và các bộ phận khác trong cơ thể, theo chuyên trang dinh dưỡng và sức khỏeEat This, Not That!(Mỹ).
Hệ quả là dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược và yếu sức. Phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi từ 19-50 thì cần bổ sung chất sắt 18 mg/ngày, trong khi con số này ở nam giới chỉ là 8 mg.
Để bổ sung chất sắt, mọi người hãy ưu tiên ăn các loại thực vật sau:
Hạt mè
Trong 1 chén hạt mè có khoảng 21 mg chất sắt. Không chỉ giàu chất sắt, mè còn có protein thực vật, chất xơ, kali, selen và một số khoáng chất khác. Các dưỡng chất này không chỉ cần cho chức năng của máu mà còn tuyến giáp, hình thành ADN và bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do căng thẳng ô xy hóa.
Đậu đen
Đậu đen là một trong những loại thực vật lành mạnh nhất. Một chén đậu đen khoảng 170 gram, có 16 mg chất sắt, 15 gram protein và 15 gram chất xơ.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san American Journal of Lifestyle Medicinecho thấy đậu đen cùng với các loại đậu khác như đậu lăng, đậu nành là một phần quan trọng trong chế độ ăn của những người sống trường thọ.
Đậu trắng
Trong 1 chén đậu trắng có khoảng 8 mg chất sắt, 20 gram protein và 12 gram chất xơ. Đây cũng được xem là loại thực vật giàu protein. Đậu trắng thường được chế biến bằng cách nấu súp hoặc cho vào các món rau trộn...
Đậu thận
Một chén đậu thận chứa khoảng 15 gram chất sắt, 20 gram protein và 22 gram chất xơ cùng canxi, kali, magiê và nhiều dưỡng chất khác. Đậu thận không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có vị thơm ngon nên được nhiều người ưa thích.
Rau chân vịt
Hàm lượng chất sắt trong 1 chén rau chân vịt luộc chín là khoảng 6,5 mg. Không chỉ giúp bổ sung chất sắt, rau chân vịt còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, kiểm soát huyết áp, cải thiện sức khỏe xương và nhiều lợi ích khác, theo Eat This, Not That!.